Thứ Năm

Giá cà phê trong nước chỉ t��ng nhẹ dù giá robusta đã tăng hơn 1%

Trên thị trường nông sản hôm nay (4/5), giá cà phê trong nước chỉ tăng nhẹ dù giá robusta đã tăng hơn 1%; giá hồ tiêu giảm trở lại sau hai ngày tăng trước đó,…

đọc thêm thông tin giá cà phê:

https://vnbizkinhdoanh.blogspot.com/2018/05/gia-ca-phe-nguyen-lieu-hom-nay-tang-400.html

Giá thu mua cà phê nguyên liệu tại khu vực Tây Nguyên hôm nay tăng 100 – 300 đồng so với hôm qua, lên dao động trong khoảng 37.000 – 37.500 đồng/kg. Tất cả tỉnh, thành được khảo sát đều báo giá cà phê trên ngưỡng 37.000 đồng/kg trong hôm nay.

giá cà phê trong nước chỉ tăng nhẹ dù giá robusta đã tăng hơn 1%


Giá cà phê trong nước lấy lại động lực tăng giá nhờ giá robusta thế giới vẫn giữ được mốc 1.800 USD/tấn. Cụ thể, giá cà phê robusta giao tháng 7 chốt phiên hôm qua ở 1.831 USD/tấn, tăng 1,3% trong cả phiên. Chênh lệch giá giữa hợp đồng giao tháng 5 và tháng 7 ngày càng thu hẹp, và đã về 0 trong phiên 3/5.




Giới giao dịch đang ấn định mức trừ lùi đối với cà phê vụ cũ của Việt Nam và cà phê vụ mới của Brazil gần 100 USD/tấn.

Không chỉ robusta, thị trường arabica cũng phục hồi nhẹ với giá hợp đồng giao tháng 7 tăng 0,5% lên 1,2435 USD/pound trong phiên hôm qua. Hợp đồng này đang hướng tới tuần tăng thứ hai nhờ giới đầu cơ liên tục chốt vị thế bán.

Tuy nhiên, mức tăng của arabica vẫn bị hạn chế bởi đồn đoán các doanh nghiệp Brazil sẽ sớm giải phóng mạnh nguồn cung vụ mới ra thị trường, đặc biệt là khi đồng real đang suy yếu.

"Đồng real càng suy yếu thì nông dân, doanh nghiệp sản xuất cà phê càng có lợi. Hơn nữa, các quỹ sẽ vẫn giữ lại một lượng vị thế bán, nên tôi không mong giá arabica tăng thêm nữa," một thương lái cho biết.
Thị trường hồ tiêu trong nước và Ấn Độ đều đang có xu hướng giảm. Trong nước, giá hồ tiêu nguyên liệu hôm nay giảm 1.000 đồng so với hôm qua về 60.000 – 63.000 đồng/kg. Tại Ấn Độ, giá hồ tiêu giao ngay trên sàn Kochi cũng giảm nhẹ 100 rupee về 36.700 – 38.700 rupee/tạ.

"Nếu các biện pháp hiện tại không giúp kiểm soát giá hồ tiêu, thì chính phủ nên cấm nhập khẩu hạt tiêu bằng cách đưa nó vào danh sách loại trừ," ông Anil Savur D, Thư ký của Hiệp hội người trồng tiêu Karnataka (KPA) nói.Với Ấn Độ, dù lệnh cấm bán hồ tiêu dưới mức 500 rupee/kg đã được áp dụng, nhưng giá tiêu tại thị trường vẫn giảm vì hàng nhập khẩu từ Việt Nam, Sri Lanka. Nếu kịch bản này vẫn tiếp diễn, ngành công nghiệp hồ tiêu Ấn Độ có thể sẽ chịu những tổn thất đáng kể trong những tháng tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét