Thứ Ba

Goldman Sachs: Giá dầu thô có thể thiết lập đỉnh mới 90 USD/thùng

Ngân hàng Goldman Sachs cho biết với triển vọng nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu ngày một gia tăng, giá dầu thô được dự đoán sẽ đạt đỉnh mới 90 USD/thùng.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dau-mo-60.htm

Mới đây, ngân hàng Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu thô Brent cuối năm lên 90 USD/thùng từ mức 80 USD/thùng nhờ nhu cầu nhiên liệu phục hồi nhanh sau làn sóng biến chủng virus Delta. Đồng thời, cơn bão Ida làm ảnh hưởng đến sản lượng và nguồn cung toàn cầu tiếp tục bị thắt chặt.

Ảnh: Reuters

Giá dầu Brent giao sau đạt đỉnh 3 năm ở mức 80 USD/thùng vào tuần trước do nguồn cung bị gián đoạn, buộc các công ty năng lượng phải dùng đến lượng lớn dầu thô dự trữ trong kho.

“Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực đối với triển vọng thị trường dầu thô trong thời gian tới. Hiện, sự thiếu hụt cung cầu đang nghiêm trọng hơn những gì chúng tôi dự báo khi nhu cầu toàn cầu đang phục hồi trong khi nguồn cung vẫn đang thấp”, Goldman cho biết.

Còn tiếp...

Chủ Nhật

[Báo cáo] Thị trường thép tháng 8: Nhu cầu thép dự kiến sẽ giảm chậm để cân bằng với mức giá tăng cao

Nhu cầu thép được dự báo giảm và cuối cùng sẽ tự cân bằng cho sự gia tăng bất thường của giá cả. Tuy nhiên, đây sẽ là một mức điều chỉnh chậm thay vì giảm mạnh.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia là 161,6 triệu tấn vào tháng 7, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép thô đạt 1165,3 triệu tấn, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2020.

[Báo cáo] Thị trường thép tháng 8: Nhu cầu thép dự báo giảm chậm - Ảnh 1.

Sản lượng thép thô thế giới đến tháng 7/2021 (Nguồn: World Steel)

Trong đó, Trung Quốc - nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, ghi nhận giảm nhẹ về sản lượng trong tháng 7, đạt 88,6 triệu tấn, tăng 8,4% so với tháng 7/2020. Các nước có sản lượng thép thô lớn khác phải kể đến như Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Hàn Quốc,…

Về giá thép, cuộn cán nóng trên thị trường kỳ hạn tại Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục trong những phiên giao dịch gần đây trong bối cảnh các nhà máy sản xuất thép tại nước này tăng giá chào bán đối với các lô hàng giao ngay lên mức trên 2.000 USD/tấn.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-thep-thang-8-nhu-cau-thep-du-kien-se-giam-cham-de-can-bang-voi-muc-gia-tang-cao-20210919175011691.htm

Thứ Sáu

Minh Phú có thể lỡ hẹn xuất khẩu với thị trường Mỹ, châu Âu vì thiếu nguyên liệu?

Trao đổi trong "Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản sau giãn cách theo Chỉ thị 16 khu vực Nam bộ", ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho rằng hiện chuỗi giá trị ngành tôm đã bị đổ vỡ do ảnh hưởng của giãn cách, cách ly xã hội.

Còn tiếp: https://vietnambiz.vn/vua-tom-minh-phu.html

"Chúng tôi rất lo trong tháng 10, 11 không có nguyên liệu để chế biến, trả các đơn hàng xuất khẩu phục vụ các lễ hội cuối năm như Noel, đón mừng năm mới ở Mỹ, châu Âu.

Nguy cơ thiếu nguyên liệu trầm trọng rất gần, cho dù người dân có gấp rút thả giống vào giữa tháng 9 cũng không kịp thu hoạch", ông Quang nói.

Minh Phú có thể lỡ hẹn xuất khẩu với thị trường Mỹ, châu Âu vì thiếu nguyên liệu? - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp Minh Phú đang tăng giá, khuyến khích nông dân tái sản xuất (Ảnh: VASEP)

Ông Quang phân tích xuất khẩu tôm sang Mỹ, châu Âu chậm nhất tháng 11 phải xuất hàng nhưng hiện nay công nhân cảng biển tại Mỹ đang đình công, tình trạng kẹt hàng, nhập cảng mất nhiều thời gian mới đến tay khách hàng. 

Do đó, doanh nghiệp không thể cung ứng kịp hàng hóa cho thị trường Mỹ, châu Âu. Việc cần làm lúc này là khuyến khích nông dân thả tôm để tháng 11, 12 có thể thu hoạch, chế biến tôm phục vụ thị trường châu Á.

"Bản thân Minh Phú, ngay từ đầu tháng 9 đã chủ động tăng giá tôm về gần mức trước khi giãn cách xã hội để tạo động lực cho nông dân thả nuôi, tái sản xuất cho vụ cuối năm.

Tuy nhiên, người dân vẫn thường trực mối lo dịch bệnh bùng phát, các doanh nghiệp không thu mua, gây thiệt hại kinh tế. Vì vậy, việc thả tôm không thuận lợi được như dự tính, ông Quang nói.

Hiện tại, Minh Phú đang nợ rất nhiều đơn hàng và đối tác đang hối thúc. Doanh nghiệp chỉ mong có đủ nguyên liệu để trả hết các đơn hàng cũ, không dám nhận thêm đơn mới.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn và quyết định giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, quy định giãn cách và hạn chế đi lại nghiêm ngặt nên doanh nghiệp không thể huy động được nguồn nguyên liệu, nguyên liệu bị ùn ứ nên giá giảm, người dân không tiếp tục thả nuôi.

"Dự kiến nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng như tôm, cá tra… sẽ thiếu từ 20 - 30% và giá nguyên liệu sẽ tăng từ 10-20% trong những tháng cuối năm khi mà nhiều nhà máy bắt đầu phục hồi để sản xuất, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP cho biết.

Chỉ khôi phục được 50% công suất vào cuối năm

Theo khảo sát của VASEP, chỉ có 30 – 40% các doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, số doanh nghiệp còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/minh-phu-co-the-lo-hen-xuat-khau-voi-thi-truong-my-chau-au-vi-thieu-nguyen-lieu-20210917133532275.htm

Lượng bán hàng tháng 8 thấp nhất trong 5 năm, kéo giá thép xây dựng khỏi chuỗi tăng liên tiếp

Báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết trong tháng 8, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép xây dựng có xu hướng ổn định theo đà chững lại của giá nguyên liệu thị trường khu vực và thế giới đến cuối tháng có tăng nhẹ. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Tuy nhiên, giá bán thép xây dựng trong nước ổn định do trong nước nhu cầu thấp, ở mức bình quân khoảng 16.200-16.500 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể. 

Mức giá này giảm khoảng 4 - 6% so với tháng cao nhất từ đầu năm đến nay là khoảng 17.200 đồng/kg, ghi nhận hồi tháng 6 vừa qua.

Lượng bán hàng tháng 8 thấp nhất trong 5 năm, kéo giá thép xây dựng khỏi chuỗi tăng liên tiếp - Ảnh 1.

Giá thép xây dựng tháng 8 sụt giảm so với các tháng trước đó. (Nguồn: VSA)

Theo VSA, các yếu tố tác động đến giá thép xây dựng trong nước là do giá phế nội địa giữ mức 10.400 đồng/kg đến 11.000 đồng/kg, giá phế nhập khẩu giảm 3 USD/tấn ở mức 500 USD/tấn cuối tháng 8/2021. 

Giá phôi nhập khẩu giữ mức 674 USD/tấn cuối tháng 8/2021, giảm 4,7% so với cuối tháng 7. Giá phôi nội địa giao dịch ở mức 14.500 đồng/kg đến 14.800 đồng/Kg trong tháng 8.

Lượng bán hàng tháng 8 thấp nhất trong 5 năm, kéo giá thép xây dựng khỏi chuỗi tăng liên tiếp - Ảnh 2.

Giá nhập khẩu thép phế, phôi thép và thép xây dựng tháng 8/2021. (ĐVT: USD/Tấn, CFR Đông Á. Nguồn: Platts/VSA)

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/luong-ban-hang-thang-8-thap-nhat-trong-5-nam-keo-gia-thep-xay-dung-khoi-chuoi-tang-lien-tiep-20210917162841151.htm