Thứ Sáu

Than đá giúp nước Mỹ vĩ đ���i, giờ nó đang kiềm chế

Than có thể tốt hoặc xấu. Nhưng nó có vai trò thiết yếu hàng ngày đối với người Mỹ và những người lập pháp, như việc vẽ nên con đường tiến tới công nhận lợi ích của than đá, trong khi phải nhận thấy nhu cầu loại bỏ sử dụng chúng, để đảm bảo những lợi thế nó mang lại.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Tổng thống Trump đang có những chính sách sai lầm về than đá, tờ Washington Post nhận định.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường công bố luật mới trong tuần trước việc loại bỏ Kế hoạch Năng lượng Sạch của cựu Tổng thống Barack Obama. Quyết định này không bất ngờ, khi Tổng thống Trump cực kì tận tụy trong việc đề cao than đá và những người khai thác, hứa hẹn đưa than đá trở lại những ngày tháng huy hoàng.
Động thái này, tuy vậy, lại thiển cận và nguy hiểm. Nó loại bỏ thực tế rằng mặc dù than đá đóng vai trò đáng kể trong việc đưa Mỹ trở lại vị thế thống trị trong thế kỷ 19 và 20, nó cũng hủy hoại môi trường nghiêm trọng, những hậu quả phải dừng lại trước khi quá trễ.
Đối với một quốc gia, mục tiêu là phải nâng cao lợi thế nguồn tài nguyên than đá được thừa hưởng nhằm thay đổi lợi ích kinh tế và môi trường sang những nguồn năng lượng sạch cần thiết.
than da giup nuoc my vi dai gio no dang kiem che
Nhà máy vận hành bằng than đá. (Nguồn: Luke Sharrett/Bloomberg News)
Trong khi thủy năng và nhiệt khí từ gỗ là những nguồn năng lượng quan trọng nhất ở thời kì đầu, các quặng than anthracite bắt đầu được dùng sau khi các kênh rạch đào vào những năm 20 – 30 của thế kỷ 19, cho phép vận chuyển than đến những thành phố công nghiệp dọc bờ biển Đại Tây Dương.
Các nhà máy nhanh chóng mở rộng trong ngành sắt, thủy tinh, giấy và vải, với nhiệt khí từ gỗ vận hành những chiếc máy chuyên dụng đóng vai trò thành bại trong việc vận hành những việc chế tạo này. Các thành phố vận hành bằng nhiệt khí như Boston, Providence, Buffalo, New York, Baltimore, Philadelphia và Pittsburgh thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.
Chuyện này mở đầu cho Kỷ nguyên Hydrocarbon giữa những năm 1860. Trong khi than đá chỉ là một trong vài nguồn năng lượng, nó trở thành nguyên tố quan trọng trong cuộc sống của người Mỹ.
Ví dụ, sản xuất thép dựa vào đốt than phát triển thành ngành công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia này. Nó được dùng để xây dựng mạng lưới đường ray xuyên lục địa và mở rộng các trung tâm dân cư theo chiều ngang.
Trong thế kỷ 20, than đá trở thành nguồn lực trung tâm đằng sau cuộc cách mạng điện. Điều này mở rộng đáng kể tầm quan trọng của nó và dẫn đến làn sóng tăng trưởng kinh tế khổng lồ.
Một cách náo loạn, phần lớn tăng trưởng sử dụng than đá cuối thế kỷ 19 và suốt thế kỷ 20 không bao gồm các quặng than anthracite đốt tương đối sạch. Thay vào đó, than đá sẵn có hơn và có bitum gây ô nhiễm nhiều hơn trở thành hàng đầu.
Trong khi than đá cung cấp năng lượng cho kinh tế, về mặt chính trị và xã hội, nó cũng tạo nên cuộc khủng hoảng môi trường đe dọa khả năng sống sót của con người trên hành tinh này.
Khoa học môi trường bắt đầu mở rộng trong năm 1896, khi nhà hóa học Thụy Điển Svante Arrhenius đăng một nghiên cứu cho thấy sự tập trung CO2 trong không khí từ việc đốt than đá có thể tạo ra hiệu ứng nhà kính, làm thay đổi khí hậu toàn cầu.
Những nỗ lực đáng kể để hiểu rõ về sự ấm lên toàn cầu, tuy vậy, lại chỉ tăng lên vào giữa thế kỷ 20.
Trong những năm 1950, Roger Revelle, nhà điều hành Viện thái dương học Scripps, đưa ra nghiên cứu chứng mình rằng đại dương không thể hấp thụ toàn bộ khí CO2 đang được bơm vào không khí. Trong cùng thập niên đó, ông bắt đầu hợp tác với Charles David Keeling để tính toán thành phần CO2 trong không khí. Điều này cuối cùng dẫn đến đường cong Keeling nổi tiến, một biểu đồ đơn giản cho thấy thành phần carbon trong không khí đang tăng lên một cách đáng kể.
Mặc dù đôi lúc có thể tranh cãi rằng, khoa học môi trường vẫn chưa phát triển đủ mạnh để chỉ ra sự ấm lên toàn cầu, mức độ không chắc chắn đó đã đạt được từ rất lâu, và kết luận là không thể tranh cãi: Khí CO2 thoát ra từ những nhà máy dùng nhiên liệu than đá khắp thế giới đóng vai trò vô cùng lớn trong sự ấm lên toàn cầu, làm biến đổi khí hậu.
Đối với phần lớn mọi người, mâu thuẫn này thật khó chịu đựng. Than có thể tốt hoặc xấu. Nhưng nó có vai trò thiết yếu hàng ngày đối với người Mỹ và những người lập pháp, như việc vẽ nên một con đường tiến tới công nhận lợi ích của than đá, trong khi phải nhận thấy nhu cầu loại bỏ việc sử dụng chúng, để đảm bảo những lợi thế nó mang lại.
Điều này cũng sẽ cho phép chúng ta đề cao những cống hiến lịch sử của những người đào mỏ than từ West Virginia đến Wyoming, đồng thời làm những gì mà tổ tiên của chúng ta vẫn luôn làm khi đối mặt với những thách thức kinh khủng mới – chấp nhận những chính sách cấp tiến hướng đến mục tiêu đảm bảo thành công quốc gia.
Nhưng người Mỹ vẫn luôn chậm chạp trong việc chấp nhận các ý tưởng này. Không phải đến tận khoảng một thập niên trước mà chính quyền Mỹ mới bắt đầu nhìn nhận khủng hoảng này một cách nghiêm túc.
Sau những nỗ lực pháp lý để tạo ra chương trình quyền khí thải (cap-and-trade) thất bại tại Nghị Viện, cựu Tổng thống Obama nhận thấy cần phải hành động đơn phương.
Ông dùng sức mạnh quyền lực của mình để sửa đổi Kế hoạch Năng lượng Sạch, một chương trình dài hạn đưa ra những cách tiếp cận cấp độ bang để thay thế các nhà máy năng lượng than đá với những nguồn điện sạch hơn.
Mục tiêu của ông không phải gây tổn hại đến các nhà khai thác than đá, như Trump khẳng định, mà là đưa ra an ninh khí hậu cho toàn bộ quốc gia trong khi tạo ra hàng triệu công nhân làm việc có thu nhập tốt.
Nhưng giờ đây, trở thành tấm gương cho một tương lai chung đang bị đe dọa. Tổng thống Trump đang phá vỡ những nền tảng của một cuộc cách mạng ổn định vô cùng cần thiết. Loại bỏ Kế hoạch Năng lượng Sạch, sau đó là một loạt động thái chống lại môi trường của chính quyền Trump, bao gồm việc rút ra khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. Không rõ liệu việc này sẽ mang lại lợi ích nào cho những người khai thác than đá không, nhưng đảm bảo sẽ làm tổn thương đến sức khỏe của tất cả người Mỹ.
Theo Washington Post, chúng ta đều dễ bị tổn thương với những sự kiện thời tiết cực đoan liên quan đến thay đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, thiếu nước và bất ổn lương thực. Các mô hình dự đoán rằng con số của những cơn bão loại 4 và 5 vào nước Mỹ sẽ có thể tăng từ 45 đến 87% trong những năm tới. Chúng ta đã thấy những ảnh hưởng của lũ và cháy tự nhiên gây thiệt hại tỷ USD.
Mực nước biển được dự đoán sẽ tăng ít nhất 3 feet (0,9144m) cho đến năm 2100, mặc dù một số chuyên gia dự đoán mức độ tan chảy gia tăng của những tảng băng Greenland và Tây Bắc cực có thể dẫn đến nước tăng cao hơn.
Quá trình sa mạc hóa, cạn kiệt mạch nước ngầm và giảm tan chảy băng đang làm giảm nhanh chóng lượng nước cho nông nghiệp, vốn đang tổn hại đến khả năng tự cấp thức ăn của chúng ta và có thể dẫn đến những cuộc đại di cư đe dọa an ninh và kinh tế quốc gia.
Khi tính đến việc Đảng Cộng hòa khống chế toàn bộ cấp độ chính quyền, có rất ít những việc mà những người ủng hộ chủ trương tiến bộ có thể làm để ngăn chặn chính quyền Trump trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kì. Nhưng Đảng Dân chủ nên chạy thông điệp bắt nguồn từ sự cần thiết trong việc tạo cho người Mỹ sự đảm bảo về khí hậu, và họ phải thuyết phục người Mỹ rằng bảo vệ khí hậu có thể được hoàn tất đồng thời với mở rộng nền kinh tế.
Đảng Cộng hòa cần phải phát triển một cuộc cách mạng ổn định toàn diện. Tâm điểm của chương trình như vậy có thể là một mức thuế carbon để gây quỹ cho nghiên cứu năng lượng sạch và tái tạo cơ sở hạ tầng trên toàn bộ quốc gia. Nhưng loại thuế này nên đi cùng với việc giảm thuế thu nhập cho người lao động Mỹ, điều này sẽ dấy lên lo ngại rằng thuế carbon có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, đồng thời chỉ ra thách thức lớn hơn khác đất nước đang phải đối mặt, bất đồng thu nhập.
Điều này sẽ đưa nước Mỹ trở lại hướng đi giảm nguy hại đến từ khủng hoảng môi trường và thực hiện nó theo cách dễ chịu cả về chính trị lẫn kinh tế.
Một lần nữa, mục tiêu của Mỹ nên là thay thế những lợi thế kinh tế than đá mang lại, nhưng lần này là với những nguồn năng lượng sạch. Tương lai của Mỹ không cần gì khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét