Thứ Tư

Trần Ngọc Bích - sứ mệnh của Tân Hiệp Phát trước thềm năm mới

Ông Trần Quí Thanh, CEO – nhà sáng lập Tân Hiệp Phát – doanh nghiệp dẫn đầu ngành hàng thức uống giải khát có lợi cho sức khỏe tại Việt Nam mới đây đã có những trải lòng về ngày Tết, nhận định về thị trường và chiến lược của hãng giải khát này trong năm mới.

Tết là để phục vụ

"Với ngành hàng nước giải khát, khi mọi người đoàn viên, vui chơi và tận hưởng ngày Tết thì cũng là dịp để chúng tôi phục vụ hàng triệu người tiêu dùng", Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát mở đầu câu chuyện.

Thị trường Tết là mùa kinh doanh nhộn nhịp bậc nhất của ngành hàng tiêu dùng, trong đó thức uống chiếm tới 45% mức chi tiêu và có thể tăng trưởng lên tới 150%. "Ba mươi Tết, tôi vẫn làm việc từ sáng sớm tới gần nửa đêm để kịp đáp ứng các đơn hàng", CEO Tân Hiệp Phát cho biết.

"Mặc dù là mùa phục vụ người tiêu dùng bận rộn nhất trong năm nhưng Tân Hiệp Phát luôn có cách đón Tết cho mình" – CEO Trần Quí Thanh.

"Dù việc kinh doanh bận rộn, nhưng ngay sau Giáng sinh, hàng loạt các hoạt động chào đón năm mới, từ trang trí nhà máy, văn phòng đến các chương trình, cuộc thi nội bộ, các công tác từ thiện xã hội đồng loạt được khởi động", CEO Trần Quí Thanh chia sẻ về không khí đón tết tại Tân Hiệp Phát.

Với chúng tôi, công việc và ngày Tết luôn đan xen vào nhau. Mọi người luôn chủ động giữa công việc và tận hưởng ngày Tết một cách linh hoạt để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất", CEO Tân Hiệp Phát cho biết.

Mọi công nhân, nhân viên đều được quan tâm, chăm lo Tết chu đáo.

Ông Thanh kể ba ngày Tết với ông và gia đình tiếp tục là để phục vụ khách hàng, đối tác kinh doanh. "Trong những cuộc gặp gỡ ngày Tết chúng tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm sao để sự hợp tác đem lại các giá trị phục vụ người tiêu dùng tốt hơn nữa trong năm mới. Những cuộc thăm hỏi, gặp gỡ ngày Tết trở thành cơ hội để chúng tôi cùng suy nghĩ về những mục tiêu và truyền cảm hứng cho nhau để bắt đầu những vận hội mới", nhà sáng lập Tân Hiệp Phát tâm sự.

Tính chủ động, sự nhiệt huyết là điều dễ dàng nhận thấy khi tiếp xúc với vị CEO dù đã ngoài 60 này. Ông luôn nỗ lực tìm giải pháp phát triển để phục vụ người tiêu dùng một cách tốt nhất.

Món quà sức khỏe và xu hướng thị trường

Có lẽ, cuộc đời của CEO Trần Quí Thanh là hành trình của sự dấn thân tiên phong. Mười năm trước, ông gây ngỡ ngàng trong ngành khi dám đối mặt với mạo hiểm để đầu tư hệ thống 10 dây chuyền công nghệ vô trùng Aseptic trị giá tới 300 triệu USD để sản xuất các thức uống tự nhiên từ thảo mộc, tốt cho sức khỏe.

Trà Thanh nhiệt Dr Thanh là món quà sức khỏe thiết thực dành cho nhau trong dịp Tết.

Đúng một năm sau, vào mùa Tết 2009, nhà sáng lập Tân Hiệp Phát đã tạo nên sự kiện chấn động khi tung ra sản phẩm Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, đồng thời mở ra ngành hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe mà theo Euromonitor cho biết, sức tăng trưởng của ngành luôn có tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) đạt tới trên 48% và chiếm tới 58% doanh thu của thị trường thức uống không cồn vào năm 2013.

Tầm nhìn và sự nhạy bén của vị CEO này được thể hiện qua xu hướng sử dụng thức uống giải khát có lợi cho sức khỏe liên tiếp tăng suốt những năm qua và tiếp tục là tâm điểm thị trường sắp tới. Nielsen cho biết có 8/10 người Việt sẵn sàng trả thêm chi phí để sử dụng các thức uống có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe này.

Tôi gọi các thức uống có nguồn gốc tự nhiên như Trà Thanh nhiệt Dr Thanh là "món quà sức khỏe", ông Thanh nói. "Và trong năm mới đang về, tôi xin gửi món quà sức khỏe này tới người tiêu dùng cả nước như một sự tri ân vì đã đồng hành cùng Tân Hiệp Phát suốt những năm qua".

Lợi ích sức khỏe của người tiêu dùng là sứ mệnh của Tân Hiệp Phát. Và sứ mệnh này không chỉ dừng lại trong nước, nhà sáng lập này đang bắt đầu một chiến lược nhiều tham vọng hơn.



Tỷ giá USD hôm nay 1/2

Tỷ giá USD hôm nay tại các ngân hàng thương mại khá ổn định.


Tỷ giá USD hôm nay 1/2. Ảnh minh họa: BNEWS/TTXVN
Tỷ giá USD hôm nay
Tại các ngân hàng thương mại, giá đồng USD ổn định. Cụ thể, lúc 8h00, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 22.675 - 22.745 VND/USD (mua vào - bán ra), giá không đổi so với hôm qua. 

Tương tự, tại BIDV, giá đồng bạc xanh được niêm yết ở mức 22.675 - 22.745 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua. 

Trong khi đó, tại Vietinbank niêm yết giá USD ở mức 22.673 - 22.743 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 1 đồng ở cả hai chiều so với hôm qua.

Tỷ giá trung tâm hôm nay
Tỷ giá trung tâm giữa VND và USD được Ngân hàng Nhà nước công bố sáng 1/2 ở mức 22.431 VND, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. 

Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.094 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.760 VND/USD.

Thứ Sáu

Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/1: USD trượt dài, không thấy đáy

Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/1 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế tiếp tục trượt dài xuống mức thấp mới trong 3,5 năm do giới đầu tư lo ngại về chính sách tỷ giá của chính quyền Donald Trump.
Ngày 26/1 Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.416 đồng (tăng 10 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.710 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.068 đồng (không đổi).

Đầu giờ sáng 26/1, đa số ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay không đổi so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 22.675 đồng (mua) và 22.745 đồng (bán).

Vietcombank và BIDV niêm yết ở mức: 22.675 đồng (mua) và 22.745 đồng (bán). Vietinbank:  22.674 đồng (mua) và 22.744 đồng (bán). ACB: 22.670 đồng (mua) và 22.740 đồng (bán). Techcombank: 22.665 đồng (mua) và 22.755 đồng (bán).

Đầu phiên giao dịch ngày 26/1 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 88,51 điểm.

USD đứng ở mức: 1 euro đổi 1,2513 USD; 108,87 yen đổi 1 USD  và 1,4322 USD đổi 1 bảng Anh. 

tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD, giá USD, tỷ giá đô la Mỹ, tỷ giá USD chợ đen, tỷ giá euro, tỷ giá yên Nhật, tỷ giá Bảng Anh, tỷ giá trung tâm
Đêm qua, đồng USD trên thị trường quốc tế tiếp tục trượt dài xuống mức thấp mới trong 3,5 năm do giới đầu tư lo ngại về chính sách tỷ giá của chính quyền Donald Trump và những tính toán về chính sách tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.

Phát biểu tại Davos, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, một đồng bạc xanh yếu thì "tốt hơn cho thương mại Mỹ". Quan điểm của Steven Mnuchin trùng khớp với quan điểm của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đồng bạc xanh tăng giá còn do giới đầu tư tin tưởng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không phải là ngân hàng trung ương duy nhất thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2018.
Đồng euro tăng mạnh trước cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Một loạt các số liệu kinh tế vững mạnh gần đây đang gây áp lực lớn lên ECB theo hướng phải kìm hãm các chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức như hiện tại. Hiện tại một rào cản duy nhất chính là lãi suất tại khu vực này vẫn còn thấp.

Theo các nhà phân tích, EU không thay đổi lãi suất trong phiên họp lần này và cho rằng lãi suất sẽ còn ở mức thấp trong một khoảng thời gian dài nhưng những tín hiệu về thắt chặt tiền tệ sẽ được đưa ra và nó sẽ tác động tới các chính sách trong tương lai.

Hiện tại, euro vẫn đang đứng sát mức cao nhất hơn 2 năm xác lập trong phiên liền trước.

Thứ Năm

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha

CHỦ ĐỀ: http://vietnammoi.vn/tags/ba-tran-ngoc-bich-giam-doc-tan-hiep-phat-63144.tag

Ghi chép, chắt chiu cả thập kỷ, lựa chọn đúng dịp Ngày của cha và Ngày gia đình Việt Nam để ra mắt, món quà đầy yêu thương và sự trân trọng này lại càng thêm ý nghĩa. Đó chính là cuốn "Chuyện của Dr.Thanh" của Trần Uyên Phương viết cho cha mình là doanh nhân Trần Quí Thanh.

Viết sách vì tình thân, chứ không biện minh cho những ồn ào

Suốt gần 10 năm ròng rã thu thập tư liệu bằng cách trò chuyện với cha, với những người thân thiết xung quanh ông để nghe được những câu chuyện từ thời mình chưa sinh ra hay từ bé chưa biết gì; rồi có những lúc phải lục tung quá khứ để viết lại những biến cố của gia đình từ sóng gió, đổ vỡ, nguy cơ thất bại, những vụ kiện "long trời lở đất" để có được những ngày tạm gọi là "bình an" như ngày hôm nay... Trần Uyên Phương đã viết cuốn sách này bằng tất cả tình yêu và lòng kính trọng, sự nể phục như thế.

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 7.

"Trên đời ai cũng có cha mẹ, và tôi muốn viết quyển sách này khi còn có thể làm được điều đó" - lời chia sẻ này từ Trần Uyên Phương thực sự khiến tất cả những người nghe xúc động. Cách đây 3 năm, khi mẹ bị bệnh nan y tưởng không qua được, Phương lại càng tự thôi thúc mình hoàn thành cuốn sách để tặng ba mẹ khi còn có thể.

Câu chuyện đằng sau một trong những doanh nghiệp giữ quyền lực hàng đầu của lĩnh vực kinh doanh nước giải khát trên thị trường Việt Nam và châu Á; rồi chân dung được lột tả chân xác và trần trụi của doanh nhân Trần Quí Thanh từ góc nhìn chính cô con gái ruột... những điều này đã quá đủ để người đọc tò mò và muốn tìm hiểu về "Chuyện nhà Dr.Thanh". 

Sẽ có người cho rằng con gái trưởng của người sáng lập tập đoàn Tân Hiệp Phát viết cuốn sách này để biện minh cho những ồn ào, sóng gió một thời khi những từ khoá "Tân Hiệp Phát", "Dr Thanh", kỳ án "con ruồi" tạo nên những "cơn sóng" thông tin bão tố quá nóng bỏng với dư luận. Nhưng không, không một lời biện hộ nào cả. 

Cuốn sách là những dòng cảm xúc, những suy nghĩ, ghi chép được gom góp bằng mọi sự kính nể, trân trọng và yêu thương của Trần Uyên Phương khi viết về gia đình mình.

Doanh nhân Trần Quí Thanh cũng chia sẻ: "Con gái của mình mà, nó viết cái gì làm cái gì mà mình không vui? Dù chỉ 1 lá thư mình còn cảm động huống hồ là 1 cuốn sách. Ngày nhỏ mình nghiêm khắc với nó vậy đâu nghĩ lớn lên nó tình cảm đến vậy? Cũng có nghĩ dư luận có thể sẽ lên tiếng con khen cha giống cả nhà khen nhau, nhưng thôi, tình cảm chân thực sẽ chiến thắng mọi điều tiếng. Bây giờ vợ chồng tôi đang rất hãnh hiện đón nhận tình cảm của con mình, còn hơn lúc mình nằm xuống rồi nó mới viết có đốt xuống chắc gì mình đọc được, chắc gì mình hạnh phúc được như giờ".

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 8.
Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 9.

Như lời tự sự, trong suốt quãng thời gian nửa đầu tuổi trẻ, Trần Uyên Phương luôn băn khoăn về tình cảm của những người trong gia đình, những giá trị nền tảng của chính ra đình mình. Có những điều hiển hiện trước mặt, nhưng hình như bản chất lại không phải như vậy. 

Ông Trần Quí Thanh, nhân vật nguyên mẫu trung tâm của cuốn tư truyện là một người cha, nghiêm khắc, đôi khi đến mức nghiệt ngã khiến có lúc chính cô con gái của mình cảm thấy bị tổn thương.

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha - Ảnh 10.

Trong cuốn sách viết tặng cha mình nhân Ngày của cha, Trần Uyên Phương thổ lộ: "Trong quá khứ nhiều lúc tôi sợ ba, nhưng cũng ghét ba vì tôi chỉ quan tâm đến tính huyết thống và đinh ninh thế mới gọi là gia đình. 

Tôi thấy ba dành quá ít thời gian và tình thương cho chính gia đình thân yêu của mình".  Thế nhưng "Sống với ba, điều làm tôi luôn cảm thấy mình nhỏ bé, không phải vì ba là cha nên luôn lớn hơn, cũng không phải vì ba là doanh nhân thành đạt, người thầy tận tâm chỉ dạy cho tôi, mà vì chưa bao giờ tôi nghe ba kể lể hay trách cứ bất cứ ai đã đi qua trong cuộc đời ông. 

Xét xử Phạm Công Danh sáng 25/1: Luật sư chỉ ra những điểm không thuyết phục của cáo trạng

Trong phiên xét xử Phạm Công Danh sáng 25/1, bị cáo Nguyễn Việt Hà (nguyên Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt) và một số nguyên giám đốc các công ty liên quan khoản vay tại TPBank được các luật sư bào chữa, bảo vệ trước tòa cũng như tự bào chữa bổ sung.
Các bị cáo xin HĐXX xem xét một cách khách quan hành vi cấu thành tội phạm
Luật sư bào chữa cho bị cáo Ong Khắc Chung (nguyên là Giám đốc Công ty Khánh Chi). Hành vi của Chung liên quan đến hành vi của Vũ Viết Minh Quân (nguyên giám đốc CTCP Dịch vụ Đầu tư và thương mại Minh Quang) trong việc đã sử dụng pháp nhân Công ty Khánh Chi tham gia vào việc vay 112 tỷ đồng của TPBank, mua bán trái phiếu Công ty Trung Dung. Hoàn cảnh gia đình bị cáo Chung có công cách mạng..., luật sư đề nghị HĐXX áp dung mức án khoan hồng, 2-3 năm treo như VKS đưa ra.
Bị cáo Chung tự bào chữa: Bị cáo hoàn toàn đồng ý với luật sư, không bổ sung.

Luật sư Phương Nam bào chữa 2 bị cáo Hà Văn Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Đại Phát Việt Nam, mức án đề nghị 3 -4 năm tù), bị cáo Đinh Việt Cường(nguyên giám đốc khối KHDN TPBank, mức án đề nghị 6-7 năm tù). Theo luật sư: Hà Văn Bình được Phạm Công Danh nhờ cho mượn pháp nhân Công ty Đại Phát Việt Nam vay tiền ngân hàng TPbank mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Bình đồng ý nên đã chỉ đạo và ủy quyền cho Đỗ Phương Nam trong cáo trạng là không đúng.

Ông Bình không quen ông Danh, ông Danh cũng thừa nhận không quen ông Bình. Thực tế do ông Hà yêu cầu, ông Bình chỉ thực hiện theo. Luật sư cho rằng bị cáo không hề gặp ông Danh, bàn bạc công việc mà lại bị quy vào tội đồng phạm với Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB; đã phạm vào tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị cáo Bình tự bào chữa: Trường hợp bị cáo trong vụ án đặc biệt, mong HĐXX xem xét. Về 3 hành vi VKS nêu, bị cáo không quen biết ông Danh, bị cáo cũng không ủy quyền cho ông Đỗ Phương Nam (Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Phát Việt Nam, án đề nghị 3 năm tù và hưởng án treo). Bị cáo chỉ xin HĐXX, VKS xem xét cho bị cáo hành vi gì, hành vi đó để cấu thành tội phạm, truy cứu hình sự không, nếu đủ truy cứu, xin HĐXX xem xét một cách khách quan.

Luật sư khẳng định không có hợp đồng cầm cố 3 bên TPBank, VNCB và công ty Thạch Hà
Luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Hoài Thanh (nguyên phó giám đốc CTCP đầu tư và phát triển Thạch Hà, mức án đề nghị 3 năm tù và hưởng án treo), Nguyễn Kim Cẩm Vân (nguyên phụ trách kế toán CTCP Quản lý quỹ Lộc Việt, mức án đề nghị 3 năm tù) cho biết, Nguyễn Kim Cẩm Vân chuyên kế toán lại nhận trách nhiềm tài chính hoàn toàn không phù hợp, do đó bị cáo không nhận thức được hành vi sai phạm của mình, vô tình tiếp tay cho hành vi sai trái. Bị cáo chỉ làm công ăn lương, nhận lương theo vị trí kế toán, bị cáo không biết hậu quả có thể xảy ra.

Đối với bị cáo Hoài Thanh, gần như chỉ ký tên vào các văn bản, hồ sơ theo chỉ đạo, không hề ý thức về hành vi của mình là sai phạm.

Luật sư khẳng định hoàn toàn không có hợp đồng cầm cố 3 bên TPBank, VNCB và công ty Thạch Hà. Bị cáo phải chịu trách nhiệm về 300 tỷ đồng là chưa chính xác. Bị cáo có vai trò giúp sức nhưng chỉ là thụ động, không mong muốn. Bị cáo không được hưởng đồng nào từ khoản tiền đó ngoài tiền lương. Luật sư nêu hoàn cảnh gia đình khó khăn của 2 bị cáo Thanh và Vân, đề nghị HĐXX xem xét cho hưởng án treo đã đủ tính răn đe, chăm sóc gia đình.

Luật sư chỉ ra những điểm không thuyết phục của cáo trạng
Luật sư Trần Giáng Hương bào chữa cho bị cáo Đỗ Việt Bun nguyên là Giám đốc, người đại diện trước pháp luật Công ty Khôi Nguyên Phát đã có hành vi: Sử dụng pháp nhân Công ty Đức Long để ký các thủ tục liên quan đến hồ sơ vay 109 tỷ đồng tại TPBank.

Luật sư xin sửa Công ty Đức Long thành công ty Khôi Nguyên Phát để tiện cho việc bào chữa. Hành vi của Việt Bun không phải là tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Thứ nhất mua trái phiếu xuất phát từ mục đích đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận. Thông qua các kênh thông tin bị cáo đã tìm hiểu mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh Sauk khi mua trái phiếu, bị cáo có vay 109 tỷ đồng tại TPBank. Công ty Khôi Nguyên Phát đã sử dụng hợp pháp số tiền trên. Ông Việt hoàn toàn không có mối quan hệ làm việc với ông Danh, việc ký kết hợp đồng với Tập đoàn Thiên Thanh hoàn toàn tự nhiên.

Luật sư cho rằng, phần cáo trạng của bị cáo không thuyết phục. Thứ nhất việc mua trái phiếu là thỏa thuận dân sự và được pháp luật cho phép. Cho dù trái phiếu tập đoàn Thiên Thanh chưa đủ điều kiện, công ty đã chuyển 109 tỷ đồng để mua trái phiếu là có thật. Tập đoàn Thiên Thanh phải có trách nhiêm trả lại số tiền trên. Việc trái phiếu chưa đủ điều kiện thì chỉ có thể giải quyết dân sự chứ không phải hình sự.

Việc sử dụng số tiền đó như thế nào là quyền của Tập đoàn Thiên Thanh. Tập đoàn Thiên Thanh hoàn toàn không thông báo với công ty Khôi Nguyên Phát về việc sử dung số tiền trên.

"Mong HĐXX xem lại lập luận của chúng tôi, do đó vị quy bị cáo có vai trò giúp sức cho Phạm Công Danh và đồng phạm thực hiện tội phạm gây thiệt hại cho VNCB là không đúng", luật sư mong HĐXX đề nghị bị cáo không phạm vào tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tự bào chữa, bị cáo Bun cho biết chưa từng có hành vi vi phạm pháp luật nào, mong HĐXX cho bị cáo không cách ly với xã hội, có cơ hội chăm sóc gia đình, làm việc có ích.

Vai trò bị cáo Nguyễn Việt Hà - mắt xích quan trọng trong việc ủy thác đầu tư để mua trái phiếu hay thủ đoạn để phạm tội?
Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Việt Hà (nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Lộc Việt, VKS đề nghị mức án 6-7 năm tù:

Theo luật sư, Nguyễn Việt Hà cũng các đồng phạm đã nhận ủy thác đầu tư số tiền 903 tỷ đồng để mua trái phiếu Thiên Thanh. Hành vi này đã được xem xét ở giai đoạn 1 và tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2 trong vụ án này. Vấn đề trách nhiệm của bị cáo Hà, trong bản án sơ thẩm giai đoạn 1 Quỹ Lộc Việt bị truy thu lại và đã hoàn thành xong.

Bào chữa về hành vi giới thiệu các công ty để vay tiền tại TPBank của Nguyễn Việt Hà. Luật sư cho biết, bị cáo giới thiệu 6 công ty để làm hồ sơ vay vốn tại TPBank. Hà không ký bất kì giấy tờ gì trong gói tín dụng TPBank.

Trong 6 công ty thì có 2 công ty thuộc Quỹ Lộc Việt, còn số công ty còn lại là bị cáo giới thiệu anh em, bạn bè. Trong kinh doanh khi thấy sản phẩm nào có lợi thì thường kép người quen vào để cùng kinh doanh, bản thân bị cáo Hà cho rằng đây là sự kinh doanh an toàn, có lợi.

Theo luật sư, cả 2 hành vi này, xuyên suốt vụ án, vai trò của bị cáo Hà nổi lên như một mắt xích quan trọng trong việc ủy thác đầu tư để mua trái phiếu. VKS đang xem xét nó như một thủ đoạn để phạm tội.

Tại thời điểm xảy ra vụ án, có 3 công ty có chức năng như Quỹ Lộc Việt nhưng Quỹ Lộc Việt được chọn. Quá trình nghiên cứu hồ sơ và thẩm vấn cho thấy, bị cáo Hà không có sự bàn bạc, thống nhất với bị cáo Danh. Trước đây, bị cáo Hà chỉ có mối quan hệ quen biết với Phan Thành Mai.

Bị cáo Hà không biết câu chuyện đang sai phạm ở ngân hàng Đại Tín rằng dùng tiền gửi để bảo lãnh cho các công ty vay tiền tại TPBank. Nếu xét ở góc độc lập, bị cáo Hà có niềm tin rằng thực hiện hành vi này không có sai phạm gì, thực hiện theo pháp luật, theo đúng quy chế của Quỹ Lộc Việt.

Việc tham gia với ngân hàng Đại Tín, sẽ tạo cơ hội lớn cho quỹ Lộc Việt. Khi triển khai sản phẩm có nhiều ưu. đãi, đó là cơ hội kinh doanh. Khi ký hồ sơ không có hồ sơ nào chứng minh tiền gửi làm đảm bảo của VNCB tại TPBank. Rất mong VKS đánh giá đúng bản chất của sự việc, luật sư nêu quan điểm.

Luật sư giải thích số tiền 66,8 tỷ đồng: 72 tỷ đồng là lợi nhuận kỳ vọng của Chủ đầu tư trong 2 năm, bất kể không có lãi thì phí 3%. Quỹ Lộc Việt mới thu được 66,8 tỷ đồng thì bị điều tra. Việc tham gia ủy thác là một hoạt động rủi ro của quỹ Lộc Việt. Ngoài việc nhận mức án 6-7 năm và bản thân bị cáo phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại một khoản tiền là quá nặng nề. Bản thân bị cáo chỉ là giám đốc điều hành.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Đỗ Phương Nam (PGĐ Công ty CP Đại Phát Việt Nam), Đỗ Minh Thủy (GĐ Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thương mại Đức Long):Theo luật sư, các bị cáo bị truy tố đơn giản là ở hành vi ký các hồ sơ. Các bị cáo thụ động, ký nhưng không biết kí gì, chỉ do quen biết Hà nên ký.

Ngoài ra, các bị cáo không chối bỏ hành vi, chỉ biết đưa gì kí nấy. Thời gian bị tạm giam, luật sư cho rằng đã đủ để răn đe đối với các bị cáo. Đây đều là nhân viên làm công ăn lương, gia đình có công với cách mạng. Luật sư mong HĐXX xem xét để ấn định mức hình phạt thấp hơn mức đề nghị để các bị cáo có cơ hội sớm hòa nhập xã hội, làm lại cuộc đời.

Tự bào chữa, Việt Hà mong HĐXX đánh giá thêm các lới khai, thêm chứng cứ. Bị cáo làm việc chỉ mong cho công ty có lời, không có lợi ích cá nhân, đề nghị HĐXX xem xét. Đối với bị cáo Vũ Viết Minh Quân, chỉ làm việc theo chỉ đạo của bị cáo. Còn khoản vay tại TPBank là chỗ bạn bè thân thiết nên bị cáo mới giới thiệu.

Tham gia tự bào chữa, hai bị cáo Thủy và Nam đều mong HĐXX xem xét để giảm nhẹ hình phạt.

Tóm tắt phiên tòa Phạm Công Danh chiều 24/1
Chiều 24/1, phiên xử ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu phó Chủ tịch HĐQT Sacombank) và 44 đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tiếp tục với phần tranh luận.

Tự bào chữa cho mình, ông Trầm Bê mong HĐXX xem xét lại mức án 5-6 năm tù VKS đề nghị vì không có căn cứ xác định ông cho Phạm Công Danh vay tiền với tư cách cá nhân và ông Danh không được phép vay tiền của Sacombank.

"Tôi đại diện cho một pháp nhân. Tôi hoàn toàn không trục lợi cá nhân. Tôi gọi anh Danh là người bạn nhưng là người đại diện cho một tập thể", ông Bê nói và cho biết đã yêu cầu phía ông Danh đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới đồng ý cho vay.

Cựu phó Chủ tịch HĐQT Sacombank cũng cho rằng, mình chỉ làm những gì pháp luật cho phép, khi ông Danh giới thiệu khách hàng sang Sacombank vay tiền còn lại là nghiệp vụ của ngân hàng. Ông cho biết trong 40 năm làm doanh nghiệp ông chưa hề có hành vi vi phạm pháp luật.

"Dù tôi học thức thấp nhưng tôi đã làm ngân hàng tín dụng gần 10 năm nay. Có thể do tôi không hiểu hết, hoặc thời kỳ đang bổ sung luật mới tôi không nắm hết", ông Bê phân trần.

Bên cạnh đó, trong phiên tòa, sau phần bào chữa của luật sư, bị cáo Phan Huy Khang (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Sacombank) đã bào chữa bổ sung cho mình. Ông Khang trình bày rằng luật pháp không cấm, cho vay được và an toàn nên ông triển khai xuống bộ phận chuyên môn thực hiện cho vay theo quy định.

xet xu pham cong danh sang 251 luat su chi ra nhung diem khong thuyet phuc cua cao trang
Nguyên TGĐ Sacombank Phan Huy Khang tại phiên tòa ngày 24/1. (Ảnh: NH).
"Bị cáo đã thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò của mình, sau đó triển khai đúng trình tự cho các cấp chuyên môn trình hồ sơ lên thì bị cáo thấy đúng nên ký cho vay.

Quy trình của Sacombank từ trên xuống và từ dưới lên đã thực hiện đúng, đầy đủ. Việc cho vay không biết mục đích, hành vi sai của 6 công ty cũng như cá nhân ông Phạm Công Danh. Bị cáo cho vay cũng không có mục đích cá nhân, tư lợi"

Ông Khang thừa nhận kết quả giám định của Ngân hàng Nhà Nước đã chỉ ra cho Sacombank có một vài thiếu sót do thấy tài sản đảm bảo quá an toàn nên trong việc xem xét hồ sơ vay đã gặp nhiều thiếu sót.

Thứ Tư

HLV Park Hang Seo - 'Lão nông' ba lần khóc và nụ cười thu hoạch cho bóng đá Việt Nam

Lịch sử bóng đá Việt Nam chưa từng có HLV nào bật khóc nhiều như HLV Park Hang Seo và cũng chưa có ai luôn nở nụ cười hiền hòa kiểu 'người nông dân' được mùa thu hoạch như ông thầy Hàn Quốc.
Ba lần bật khóc của thầy Park

Xuyên suốt lịch sử bóng đá Việt Nam chưa bao giờ có HLV nào bật khóc nhiều như HLV Park Hang Seo. Ông thầy người Hàn Quốc đã ba lần bật khóc trong mấy ngày qua. Những giọt nước mắt đầy tự hào và sung sướng khi liên tiếp viết lịch sử cùng U23 Việt Nam.

Sau trận đấu với U23 Syria, ông Park bật khóc nghẹn ngào trong sự chứng kiến của các học trò. Bước vào phòng thay đồ, mắt đỏ hoe trong niềm hạnh phúc. HLV người Hàn Quốc không nói nên lời và chỉ biết xoa đầu các học trò cùng lời cảm ơn không ngớt trên miệng.

HLV Park Hang Seo - 'Lão nông' ba lần khóc và nụ cười thu hoạch cho bóng đá Việt Nam - Ảnh 1

HLV Park Hang Seo ngồi khóc một mình trong ngày vui của bóng đá Việt Nam.

Đến bữa ăn sau kỳ tích lịch sử, thầy Park tiếp tục bật khóc, khi nghĩ lại hình ảnh U23 Việt Nam đi vào tứ kết đầy kịch tính sau trận hòa với U23 Syria. Một niềm xúc động có thể hiểu được khi ông Park lần đầu tiên ra nước ngoài và gặt hái được quả ngọt.

Lần thứ 3, ông Park bật khóc trong phòng họp báo sau khi U23 Việt Nam hạ U23 Iraq để đi vào bán kết. Một chiến thắng mà "Mr Park" gọi là xứng đáng sau những nỗ lực tột cùng và sự ngoan cường của các học trò.

HLV Park Hang Seo khóc và không quên nhắc về người vợ, đứa con 8 tuổi và người mẹ già 97 tuổi nơi quê nhà. Họ đang rất tự hào và hạnh phúc khi biết ông Park vừa tạo ra chiến tích lịch sử cho bóng đá Việt Nam.
HLV Park Hang Seo - 'Lão nông' ba lần khóc và nụ cười thu hoạch cho bóng đá Việt Nam - Ảnh 2

Thậm chí khu vực trung tâm Quận 1 (TP.HCM) gần như "thất thủ" trước sự cuồng nhiệt của người hâm mộ. Không khí thật sự vui như Tết.

Ba lần bật khóc ấy là cảm xúc bật từ trái tim chứa đựng đầy cảm xúc của ông thầy người Hàn Quốc. Một người cứng rắn và mạnh mẽ trên băng ghế chỉ đạo nhưng bộc lộ cảm xúc tận cùng sau mỗi chiến thắng.

Cảm xúc của "Mr Park" cũng là tâm trạng hàng triệu người hâm mộ Việt Nam dõi theo U23 Việt Nam thi đấu ở VCK U23 châu Á 2018. Và hàng triệu người đã khóc nghẹn ngào mừng thầy trò HLV Park Hang Seo đi vào lịch sử.

Mười năm rồi, bóng đá Việt Nam mới lại "nở hoa" như ngày hạ Thái Lan ở chung kết AFF Cup 2008. Tất cả giống như trẻ lại để hòa mình vào chiến thắng lịch sử của U23 Việt Nam.

Nụ cười của người thu hoạch

Có một điều dễ dàng nhận thấy là ông Park có dáng vẻ khá giống một lão nông dân. Bởi HLV Park Hang Seo không để lại ấn tượng về ngoại hình như HLV Hữu Thắng hay HLV Miura, nhưng nụ cười hiền hòa đến mức có thể khiến cho tất cả cảm nhận được sự gần gũi và thân thiện.

Thứ Hai

Một tuần xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm: Những lời xin lỗi!

Mức án đề nghị với từng bị cáo đã được VKSND TP Hà Nội đưa ra. Các bị cáo cũng tự bào chữa cho mình. Nhiều bị cáo nói lời xin lỗi.
Phiên toà xét xử vụ án vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí VN (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) diễn ra gần trọn một tuần qua (từ 8-14/1), bao gồm thứ Bảy và nửa ngày Chủ nhật.

Bản hợp đồng đẩy lãnh đạo và thuộc cấp vướng lao lý

Mấu chốt của vụ án Cố ý làm trái xuất phát từ bản hợp đồng EPC số 33 do Tổng Công ty Điện lực dầu khí – PVPower ký với PVC theo hình thức chỉ định thầu về dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Theo hồ sơ và diễn biến tại phiên toà, các bị cáo đều thừa nhận đây là bản hợp đồng thiếu cơ sở pháp lý nhưng vẫn được ký. Sau này, chủ thể được chuyển về PVN và thay thế bằng hợp đồng 4194, tuy nhiên, bản hợp đồng này vẫn bị coi là chưa hoàn thiện.



ban hop dong dinh menh va loi xin loi trong phien xu ong dinh la thang hinh 1
22 bị cáo hầu toà về tội Cố ý làm trái và Tham ô tài sản (Ảnh: TTXVN)


Quan điểm luận tội của Viện KSND TP Hà Nội nêu rõ, trong khi dự án đầu tư hiệu chỉnh chưa được phê duyệt; chưa có thiết kế FEED, tổng dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu và một loạt các thủ tục pháp lý khác có liên quan, bị cáo Đinh La Thăng vẫn chỉ đạo cấp dưới ký kết Hợp đồng EPC số 33 ngày 28/2/2011 và Hợp đồng chuyển đổi chủ thể số 4194 ngày 13/5/2011 với giá trị lên tới 1,2 tỷ USD.

Theo đại diện VKS, thực chất việc ký kết các hợp đồng này chỉ nhằm mục đích lấy tiền của PVN để chuyển cho PVC đang chìm đắm trong nợ nần. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày từ 23-31/5/2011 thông qua việc xin tạm ứng, PVC đã rút của PVN 1.000 tỷ đồng trên tổng số 1.312 tỷ và 6,6 triệu USD tạm ứng trái quy định, sau đó PVC đã sử dụng không đúng mục đích số tiền lên tới 1.115 tỷ đồng gây thiệt hại cho PVN hơn 119 tỷ đồng.

Tại toà, các bị cáo nguyên là lãnh đạo PVN (Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn) khai rằng do thiếu kiểm tra, giám sát, cấp dưới không báo cáo nên mới không biết kịp thời về những sai phạm của hợp đồng 33. Bản thân các bị cáo không có sự chỉ đạo ký hợp đồng do đã phân cấp, phân quyền rõ ràng trong tập đoàn nhưng thừa nhận trách nhiệm của người đứng đầu. Còn những người trực tiếp đàm phán, ký kết lại khai rằng do sức ép từ cấp trên, nội dung chỉ là "hợp đồng tạm" và thực tế hợp đồng chưa có hiệu lực.

Tuy nhiên, VKSND TP Hà Nội cho rằng có đủ cơ sở khẳng định hành vi phạm tội của các bị cáo và đề nghị mức án từ 10 đến 15 năm tù đối với các bị cáo nguyên là lãnh đạo PVN, 5 bị cáo được đề nghị hưởng án treo, các bị cáo còn lại bị đề nghị từ 17 tháng tù đến 19 năm tù.

Những lời xin lỗi và đề nghị giảm nhẹ hình phạt

"Bị cáo xin lỗi Đảng, nhân dân, xin lỗi các thế hệ cán bộ công nhân ngành dầu khí, ảnh hưởng tới truyền thống ngành vì những sai phạm của mình" – ông Đinh La Thăng trong phần bào chữa cho mình trước toà đã nói như vậy.

Bị cáo cho biết, suốt quá trình điều tra thấy day dứt trăn trở, thấy có lỗi với Đảng, Nhà nước và với thuộc cấp. Giá như ông bớt quyết liệt một chút, dành thời gian kiểm tra, kiểm soát thì chắc không có phiên tòa ngày hôm nay.

Chủ Nhật

Cuộc cải tổ triệt để ở bộ phận tiêu tiền của Tân Hiệp Phát

Giữa những sự cố tưởng như là đòn chí mạng giáng vào tham vọng doanh thu 3 tỷ USD của Tân Hiệp Phát, công ty gia đình này đang âm thầm thực hiện những cải tổ mạnh mẽ và cuộc chuyển giao thế hệ để chuẩn bị cho mục tiêu này.
cach mang mem tai tan hiep phat i cuoc cai to triet de o bo phan tieu tien
Cuộc cải tổ triệt để ở phòng mua hàng là một phần trong nỗ lực nâng cao chuẩn mực quản trị của Tân Hiệp Phát

6 tháng, tối giản 6.000 quy trình

Đó là một phần trong cuộc 'cách mạng' về quản lý mua hàng mà công ty có doanh thu 500 triệu USD này đã thực hiện trong năm 2017, khi mà sự chú ý của công chúng đối với công ty này đang nằm ở nơi khác.

>>Xem thêm: http://vietnammoi.vn/cach-mang-mem-tai-tan-hiep-phat-i-cuoc-cai-to-triet-de-o-bo-phan-tieu-tien-53628.html

Hé lộ tại buổi hội nghị Kết nối giao thương tổ chức tại TP.HCM hồi cuối tuần qua, bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát cho biết: đó là một thay đổi cốt lõi trong việc hướng tới chuẩn mực quản trị quốc tế mà chúng tôi đang ráo riết thực hiện.

"Trong 6 tháng, đích thân ông Trần Quí Thanh - CEO đã đánh giá lại hơn 6.000 quy trình để đơn giản hóa việc quản lý khâu hậu cần trong lĩnh vực mua hàng, giao vận và thanh toán", bà Phương cho biết.

Bên cạnh đó, Tân Hiệp Phát đã mời ông David Riddle - Giám đốc điều hành Tập đoàn Logistics Bureau, công ty số 1 trong khu vực chuyên tư vấn về dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng, về làm thành viên HĐQT phụ trách việc cải tổ khâu mua hàng, hậu cần và các khía cạnh chuỗi cung ứng từ nguồn cho đến tay người tiêu dùng.

"Thời gian giao hàng được rút gọn tới 50%, và sắp tới là 80%", ông Trần Quí Thanh cho biết, "hệ thống hiện nay cho phép nghiệm thu các hợp đồng trong vòng 48 giờ kể từ lúc nhận được hồ sơ nghiệm thu, thanh toán tối đa trong 7 ngày".

Trước mặt hàng trăm nhà cung cấp (NCC) tham dự hội nghị Kết nối giao thương, ông Thanh và bà Phương cũng khẳng định bộ phận OneStop với chức năng xử lý khiếu nại của NCC hiện vận hành tốt tới mức 100% các phản hồi của NCC đều được lưu hệ thống và hiển thị trên dashboard để các bộ phận liên quan nắm được, và 100% các phản hồi không hài lòng đều được xem xét xử lý và phản hồi tới NCC cho đến khi NCC thấy thỏa mãn.

Với 2.500 nhà NCC đang có quan hệ làm ăn với Tân Hiệp Phát, có thể coi cuộc cải tổ này là một "cách mạng" với công ty gia đình này, dù không nói ra thì bên ngoài ít ai cảm nhận được.

'Quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế'

Ngoài việc làm việc với các nhà tư vấn hàng đầu thế giới, Tân Hiệp Phát cũng liên tục chiêu mộ những chuyên gia về trong bộ máy quản lý.

Bà Uyên Phương kể: "Chúng tôi phải thật sự quyết tâm và đặt ra các tiêu chí hết sức rõ ràng, cụ thể phải đạt được. Trong một lần tiếp xúc để thuyết phục một nhân sự cấp cao của P&G về đầu quân, tôi bị đặt câu hỏi "Liệu Tân Hiệp Phát đủ quyết tâm và khả năng để cải tổ toàn bộ hoạt động này theo tiêu chuẩn quốc tế của AT Kearney hay không?". Tôi đã mất gần trọn một ngày để thuyết phục và cam kết với ứng viên rằng chúng ta làm được".

Sau đó, với sự đầu quân của ứng viên này, cùng với nhiều nhân sự chất lượng khác đến từ nước ngoài hoặc từng làm cho các công ty đa quốc gia (MNCs), cuộc cải tổ của Tân Hiệp Phát đã được tiến hành trong 2 năm nay.

cach mang mem tai tan hiep phat i cuoc cai to triet de o bo phan tieu tien
Bà Trần Uyên Phương (áo đen, cầm micro): "Trong 6 tháng, chúng tôi review và rút gọn tới 6.000 quy trình quản lý".

Với hàng nghìn giao dịch mỗi ngày, hiện hệ thống quản lý mua hàng và hậu cần của Tân Hiệp Phát đã được chuyển từ mô hình transactional (quản lý theo giao dịch) sang sourcing (tìm kiếm đối tác, phát triển thành đối tác chiến lược, giao nhân sự phụ trách ngành hàng), với những người đứng đầu ngành hàng "quyền lực" và "chịu trách nhiệm".

"Nhiều người hỏi tôi: "Làm sao để ngăn chặn gian lận, nguy cơ móc ngoặc?". Tôi xin khẳng định: rất, rất khó để có thể xảy ra việc móc ngoặc giữa người quản lý ngành hàng với NCC, bởi hiện nay Tân Hiệp Phát sử dụng bigdata để quản lý giao dịch, và các giao dịch có yếu tố bất thường sẽ được cảnh báo ngay", ông Thanh cho biết thêm.

Cũng theo ông chủ Tân Hiệp Phát, để việc mua hàng được tiến hành đúng chuẩn mực, các bộ phận đưa ra yêu cầu cần mô tả chi tiết quy cách sản phẩm/dịch vụ, và các hợp đồng có giá trị trên 400 triệu đồng đều được đấu thầu công khai.

"Vì thế, nếu các đối tác định chi hoa hồng để giành được hợp đồng thì nên chi cho tôi, vì nếu chi cho người khác thì giá sẽ đội lên và không có cách gì các anh chị trúng thầu được cả", ông Thanh nói.

Ông David Riddle nói thêm: tại Tân Hiệp Phát, ngoài việc yêu cầu nhân viên ký và tái ký cam kết tuân thủ Bộ Quy tắc đạo đức (code of ethics) hàng năm, công ty còn vận hành hệ thống kiểm toán nội bộ (internal audit), kiểm soát chất lượng (QA) để phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh và cơ chế thưởng phạt minh bạch dựa trên hiệu quả.

Trước câu hỏi của các NCC về việc họ có thể bị "trù dập" nếu khiếu nại hay không, lãnh đạo công ty này cũng tự tin cho rằng 'với quy trình quản lý hiện tại, không có cơ hội cho việc trù dập hay nâng đỡ dù người muốn trù dập hay nâng đỡ có là Tổng Giám đốc hay Chủ tịch HĐQT'.